Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Tìm hiểu thêm cách thuê nhà trọ khi đi du học



Vấn đề nhà trọ luôn là nỗi lo của các bạn sinh viên khi khi mới bắt đầu con đường du học ở xứ người. Nếu bạn nào may mắn được ở kí túc của trường thì sẽ đỡ vất vả hơn việc mới sang đất người đã phải lăn lộn tìm nhà thuê. Không riêng gì ở Việt Nam, việc thuê nhà trọ ở nước ngoài cũng rất vất vả và lắm nẻo đường gian nan. Dưới đây là kinh nghiệm của để bạn có thể tìm được một nơi ở tốt để an tâm học tập: Việc tìm chỗ ở khi đi du học cũng quan trọng như tìm trường để học. Vì khi ổn định nơi cư trú, các bạn du học sinh mới có thể chuyên tâm học hành và sinh sống. Dưới đây là một vài lưu ý bạn nên biết trước khi thuê nhà. 


 Tìm hiểu chủ nhà

Với dữ liệu khổng lồ trên internet, kiểm tra qua về nhân thân, tính cách và lịch sử sơ bộ của chủ nhà trên mạng cũng là một gợi ý hay. Các trao đổi cụ thể, thân mật sau đó càng bổ sung thêm chất liệu để có thể đánh giá chủ nhà trước khi đặt bút thuê.



Có chủ nhà cứ thét tiền điện, tiền nước tùy hứng theo tháng, trong khi người thuê ngại chuyển dịch nhiều lần, đành ngậm đắng nuốt cay với gia chủ. Có gia chủ lại khó chịu, nói linh tinh khi bạn bè, người thân tới thăm… Và có chủ thích đuổi người thuê lúc nào họ …chán! Do vậy, cần tìm hiểu kỹ vấn đề này. 

 Đừng chọn nhà quá sớm

Sinh viên thường rất nóng vội vào những tuần lễ đầu tiên nhập học khi chưa tìm được nhà ưng ý. Tuy nhiên, dù cho “tất cả mọi người khuyên mình nên lấy căn này” thì cũng không nên vì thế mà ký vào hợp đồng, nếu bạn vẫn còn điều gì đó lấn cấn. Trong trường hợp chủ nhà nhắn nhủ rằng bạn nên nộp tiền đặt cọc ngay vì “có 5 người thuê khác cũng đang ngăm nghe căn này”, thì nhiều khả năng là chẳng có người thuê nào cả và ông ta nói vậy chỉ để “cột chân” bạn. Tóm lại là đừng áp lực với chuyện kí hợp đồng khi ngôi nhà đó còn điều gì khuất tất.

Giá điện nước

Bên cạnh giá thuê đã thỏa thuận trước đó, những yếu tố "phụ" như giá điện, nước hàng tháng thường bị người thuê không chú ý. Lý tưởng nhất cho người thuê là phòng trọ có đồng hồ nước và công tơ điện riêng song ít khi điều này xảy ra. http://duhocvietlink.edu.vn/wp-content/uploads/2015/07/du-hoc-ton-bao-nhieu-tien.jpg Có trường hợp người thuê phải trả tiền cao, coi như trả luôn phần gia đình cho thuê sử dụng. Điều này gây bức xúc cho người thuê. Do vậy cần xác định khung giá từ đầu, hợp lý thì thuê, không thì chọn chỗ khác. Bên cạnh điện nước, nếu ở chung cư, phí quản lý ai trả cũng cần làm rõ. Phí này thường bao gồm: chi phí quản lý cho bộ phận bảo vệ, bảo trì, tiếp tân, điện, nước, chiếu sáng khu vực chung… 

Ứng xử khi gặp rắc rối

Bị quỵt tiền, chủ nhà cứ khất lần không chịu trả lại tiền cọc, chủ nhà bắt chẹt, dọa nạt… Những rắc rối này không phải hiếm gặp trong chặng đường thuê nhà. Nếu rơi vào tình cảnh đó, hãy củng cố lực lượng bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè, mờ họ tới chơi và chọn người nói chuyện thiệt hơn, đồng thời đó cũng là một cách biểu dương lực lượng nhẹ nhàng, cho thấy mình không đơn độc trong cuộc chiến. Với các rắc rối có nguy cơ bùng phát lớn sau này, hãy thu thập bằng chứng bằng cách bật điện thoại ghi âm, chụp ảnh, quay hình để làm cơ sở đấu lý sau này. Trong trường hợp khẩn, đừng ngần ngại gọi cảnh sát khu vực tới. Cho thuê nhà cũng là một chuyện làm ăn. Đã làm ăn thì hầu hết ngại đụng chạm tới cảnh sát, do vậy đây là chiêu mà nhiều chủ nhà rất ngại.