Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc


Hãy tỏ ra bạn là một người tự tin, chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của bạn: nhìn thẳng, mắt nhìn vào mắt người phỏng vấn, và luôn mỉm cười. Những phút đầu tiên trong buổi phỏng vấn người tuyển dụng luôn muốn bạn tự giới thiệu về mình. Đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân, hãy giới qua về mình kèm theo những thành tích, kinh nghiệm, và những kỹ năng sẽ phục vụ cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy chứng tỏ cho họ thấy rằng công việc mà bạn đang ứng tuyển hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của bạn, tức là bạn hiểu về nó.

Thu thập thông tin nhà Tuyển dụng

Thông thường nếu không phải công ty mới thành lập thì công ty đó sẽ có website, trên web sẽ có phần giới thiệu về lịch xử hình thành, cũng như các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng nếu bạn biết họ là ai, họ làm gì … Hãy tìm hiểu xem thể loại của buổi phỏng vấn đó là gì, có bao nhiêu người phỏng vấn và bao nhiêu ứng viên, có làm bài test không hay chỉ phỏng vấn trực tiếp.

  Chuẩn bị câu hỏi

Hãy chuẩn bị một danh sách những câu hỏi nhà Tuyển dụng có thể hỏi, và bạn hãy tập trả lời những câu hỏi ấy để có sự chủ động nhất định và cũng không thể thiếu những điều mà bạn muốn nói, muốn thể hiện trong buổi phỏng vấn. Các câu hỏi về cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể xuất hiện trong buổi phỏng vấn (ví dụ, tại sao bạn lại chọn trường đại học này?). Một số câu hỏi thông dụng - Hãy giới thiệu về bản thân bạn với chúng tôi. - Bạn có nghĩ mình đạt tiêu chuẩn với những yêu cầu cho công việc này không? - Những mối quan hệ học tập hay làm việc với những người xung quanh bạn tốt chứ? - Nếu tôi hỏi những người đã từng làm việc hay giáo viên của bạn về bạn, họ sẽ nói gì? - Tại sao chúng tôi phải tuyển bạn?



  Hãy nở nụ cười thật tươi trong buổi phỏng vấn

Hãy tỏ ra bạn là một người tự tin, chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của bạn: nhìn thẳng, mắt nhìn vào mắt người phỏng vấn, và luôn mỉm cười. Những phút đầu tiên trong buổi phỏng vấn người tuyển dụng luôn muốn bạn tự giới thiệu về mình. Đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân, hãy giới qua về mình kèm theo những thành tích, kinh nghiệm, và những kỹ năng sẽ phục vụ cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy chứng tỏ cho họ thấy rằng công việc mà bạn đang ứng tuyển hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của bạn, tức là bạn hiểu về nó.

  Hãy gây ấn tượng với người phỏng vấn

Bạn phải rõ lòng nhiệt tình và sự yêu thích, hào hứng được làm việc ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đừng ngại yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại hay đưa thêm thông tin về câu hỏi. Và nhớ cố gắng trả lời một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Đừng lãng phí thời gian để đưa ra những câu trả lời dài dòng với những thông tin không cần thiết. Ngoài ra, bạn cần lắng nghe thật kỹ và không được ngắt lời khi người khác đang nói. Đó không chỉ là một tính cách xấu, mà nó còn rất tệ nếu như bạn làm vậy trong buổi phỏng vấn. Buổi phỏng vấn không cần đến cái tôi cá nhân, hãy chứng mình bạn là người “ nói lúc cần và làm lúc biết”.

  Luôn ghi nhớ lời cảm ơn

Sau buổi phỏng vấn hãy gửi thư cám ơn nhà tuyển dụng, bạn hãy thư giãn. Đừng quá lo lắng khi bạn không thể trả lời trôi chảy một số câu hỏi khó. Đó cũng chính là một trong những mục đích của người phỏng vấn – xem bạn có thể xử lý tốt tình huống khi có áp lực không. Bên cạnh đó, nói chuyện giao lưu với các ứng cử viên khác, để cùng nhau rút kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lần sau (nếu có). Hoặc thảo luận buổi phỏng vấn của bạn với những người khác. Bạn có thể nhận được những lời khuyên có ích từ những người ngoài cuộc, giống như là người phỏng vấn, họ có thể nói cho bạn biết câu trả lời của bạn có phù hợp hay không.
Xem thêm: Những việc làm thêm nào phổ biến cho du học sinh?